CHUYÊN CUNG CẤP CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP.
CHUYÊN CUNG CẤP CÂY LẤY GỖ, CÂY HOA ĐÔ THỊ, CÂY CÔNG TRÌNH, CÂY CHÀ LÀ.
Hỗ trợ
HOTLINE/ZALO
0915 260 759

Cây Huỳnh Liên

  •  Danh mục: Cây Hoa Đô Thị
  •  Mã sản phẩm: Đang cập nhật...
  •  Lượt xem: 279
     Tình trạng: Còn hàng
  • Giá bán: Liên hệ
  • Tên khoa học: Tabebuia argentea

    Tên gọi khác: cây huỳnh liên 

    Giá trị sử dụng: Cây huỳnh liên  vừa là cây bóng mát vừa tạo cảnh quan đẹp. Chúng cũng góp phần cải tạo không gian sống trong lành

  • Số lượng:
    - +

Cây Huỳnh Liên giống – Giống cây công trình được yêu thích tại Việt Nam

Cây huỳnh liên  là loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Từ lâu, cây đã được du nhập và trồng phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới châu Á, trong đó có Việt Nam. Loài cây này vừa tạo bóng mát; vừa tạo cảnh quan lại có ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Trong bài viết sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cây huỳnh liên để biết rõ hơn về những giá trị của nó nhé!

Cây chuông vàng có hoa rất đẹp và bắt mắt

Đặc điểm của cây huỳnh Liên

Một số đặc điểm hình thái và sinh thái của cây huỳnh liên  bao gồm:

Đặc điểm hình thái

Cây huỳnh liên  là loài thân gỗ nhỏ. Thân cây màu xám trắng; thân có lằn sọc. Chiều cao phổ biến của cây trưởng thành thường từ 5-8m. Nếu được chăm sóc tốt, có những cây có thể phát triển đến 15m. Lá của cây là loại lá kép chân vịt; mọc thành cụm ở đầu cành và có màu xanh bạc. 

Hoa có hình giống quả chuông; màu vàng sặc sỡ. Khi ra hoa, lá cây thường rụng hết để lại những chùm hoa lớn phủ lên khắp thân cây; sáng bừng không gian. Cây thường ra hoa vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Và đây cũng là thời kỳ đẹp nhất của loài cây hoa huỳnh liên  này. 

Đặc điểm sinh thái

Tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh; lại ít sâu bệnh. Loài cây này ưa sáng; có bộ rễ khỏe mạnh nên hấp thu tốt chất dinh dưỡng và nước từ đất. 

Ở nước ta, thời gian lý tưởng nhất để trồng cây Chuông Vàng là vào mùa xuân – đối với các tỉnh phía Bắc và bắt đầu mùa mưa (tháng tư) – đối với các tỉnh phía Nam.

Nguồn gốc cây Huỳnh Liên

Huỳnh liên  là loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và còn được gọi với các tên gọi khác là cây Huỳnh Liên hay cây hoa chuông. Loài cây này có tên khoa học là Tabebuia argentea và thuộc họ Quao – Bignoniaceae.

Cây Huỳnh Liên có độc không?

Nhiều người băn khoăn hoa của cây huỳnh liên  có độc không vì có những nghiên cứu cho rằng: Trong hoa của loài cây này có chứa chất scopolamine gây ảo giác và thôi miên con người. Cũng chính điều đó khiến loài hoa này được ứng dụng vào việc bào chế ra các loại thuốc giảm đau, chống say tàu xe, trị hen suyễn…Khi chỉ đứng xung quanh quan sát, loài cây này không hề độc hại như nhiều người vẫn nghĩ.

Hoa vàng rực và có hình cái chuông của cây huỳnh liên 

Những ai nên trồng cây huỳnh liên ?

Một số người trồng cây rất quan tâm đến tính phong thủy, hợp tuổi. Tuy nhiên, đối với cây huỳnh liên , bạn không cần phải băn khoăn về điều này.

Cây huỳnh liên  không hề kén “chủ nhân” và phù hợp với tất cả các cung, mệnh. Trong đó, người mệnh kim được khuyên nên trồng loài cây này trong nhà để tạo luồng sinh khí tốt.

Ngoài đặc tính về phong thủy, cây huỳnh liên  còn có màu sắc rất tươi tắn, làm rạng rỡ khung cảnh xung quanh. Không kén chọn “chủ nhân” và tạo không gian rực rỡ, đầy sức sống – đó là những lý do vì sao cây chuông vàng là một trong những loài cây cảnh quan được yêu thích nhất hiện nay.

Công dụng của cây huỳnh liên  trong bày trí cảnh quan?

Thật khó để lướt qua một cây chuông vàng đang nở hoa mà không cảm thấy có chút “hân hoan” trong lòng. Với vẻ đẹp và ý nghĩa tốt lành của mình, cây chuông vàng sẵn sàng chinh phục cả những người khó tính nhất. Một số công dụng của cây chuông vàng có thể kể đến như:

Ý nghĩa phong thủy của cây huỳnh liên 

Về ý nghĩa hoahuỳnh liên , hoa màu vàng nên rất phù hợp với người mệnh Kim. Xét về mặt phong thủy, cây huỳnh liên  tượng trưng cho địa vị; danh vọng; tài lộc. Vì vậy, loài cây này được trồng rộng rãi trên các đường phố; khu đô thị; công viên; trường học; vườn nhà; biệt thự; quán cà phê…

Khả năng thanh lọc không khí

Khi đứng dưới tán lá và hoa của cây huỳnh liên , bạn sẽ có cảm giác không khí trở nên tươi mới, trong lành. Đó là nhờ khả năng thanh lọc, hấp thụ khí độc, bụi bẩn và mùi hương thoang thoảng, nhẹ nhàng của hoa chuông vàng. 

Nhờ khả năng thanh lọc không khí đặc biệt này mà huỳnh liên  trở thành loài cây công trình cảnh quan phổ biến. Các nhà sinh học khuyến cáo nên trồng loài cây này tại nhà ở và một số khu vực công cộng như: công viên, trường học,… để điều hòa môi trường, tạo không khí trong lành.

Cây giống chuông vàng rất dễ trồng và chăm sóc

Vẻ đẹp quý phái của cây chuông vàng (Huỳnh Liên)

Ngoài ý nghĩa phong thủy và khả năng thanh lọc không khí thì vẻ đẹp quý phái chính là lý do khiến cho cây chuông vàng gây ấn tượng với mọi người từ cái nhìn đầu tiên.

Vào mùa hoa nở rộ, cây chuông vàng khoe sắc đầy rực rỡ. Tán cây xòe rộng, vừa có chức năng tạo bóng mát lại vừa như những chiếc ô tỏa nắng tuyệt đẹp, vô cùng cuốn hút.

Hoa chuông vàng là dược liệu trong nhiều bài thuốc quý

Trong hoa của cây chuông vàng có chứa chất gây ảo giác scopolamine. Vì vậy, tránh ăn trực tiếp hoa chuông vàng vì bạn có thể rơi vào trạng thái vô thức.

Mặc khác, nhờ có chứa hoạt chất scopolamine mà hoa chuông vàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian và ứng dụng để điều chế ra nhiều loại thuốc Tây Y điều trị hen suyễn, say tàu xe, giảm đau,…

Kỹ thuật trồng cây chuông vàng

Trồng cây chuông vàng hơi phức tạp vì loài cây này không trồng được trong chậu, bạn phải trồng trên đất. Đó cũng là lý do chúng ta chỉ thấy loài cây này ở những cảnh quan rộng lớn và không thấy cây chuông vàng cảnh như những loại cây cảnh khác. Kỹ thuật trồng cây chuông vàng cụ thể như sau:

Chọn giống

Trồng cây chuông vàng giống bằng hạt tại vườn ươm Cây Giống 4S

Chúng ta có 2 phương pháp chọn giống cây chuông vàng: chọn cây giống giâm cành tại vườn hoặc gieo hạt. Trong đó, việc giâm cành mang lại hiệu quả cao hơn và được nhiều người lựa chọn hơn là phương pháp gieo hạt.

Thời điểm trồng cây

Thời điểm phù hợp nhất để trồng cây là từ tháng 4 bắt đầu mùa mưa ở miền Nam; vào mùa xuân ở miền Bắc. (Khí hậu lúc này ở 2 miền không quá nóng cũng không quá lạnh, giúp cây bám rễ tốt, sinh trưởng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, nên trồng cây vào lúc trời nắng ráo và có bóng râm, tốt nhất là trồng vào buổi sáng.

Cách xử lý đất trồng

Trước khi trồng cây, bạn cần chọn nơi có đất tơi xốp; màu mỡ; thoát nước tốt tránh ngập úng. Đất trồng tốt nhất là loại được tạo từ hỗn hợp than bùn như xơ dừa, tro trấu, đất mùn theo tỉ lệ 2:1:1 và phân xanh.

Kỹ thuật đào hố trồng cây chuông vàng

Việc đào hố cần được tiến hành trước 1 tuần. Khi trồng, bạn đào đất cho vừa đủ đặt câu con vào hố; miệng bầu ngang miệng hố. Đất xung quanh cần được nén chặt sau đó mới lấp đất bằng mặt.

Tưới nước cho cây trồng

Để cây Chuông vàng nhanh bén rễ, cần tưới nước ngay cho cây sau khi trồng. Đồng thời, cây mới trồng cần duy trì nước thường xuyên với lượng vừa đủ để giữ ẩm cho đất, giúp cây phát triển tốt.

Khi cây đã phát triển, chỉ cần duy trì tưới nước khoảng 2 lần/tuần. Lúc này, chỉ cần đủ lượng nước để tạo độ ẩm, lạm dụng nước có thể khiến rễ cây bị úng.

Ánh sáng thích hợp để cây phát triển tốt

Chuông vàng là loài cây ưa sáng nên cần được trồng ở những khu vực có cường độ ánh sáng cao để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Với những cây con đang che chắn, nên mở giàn vào sáng sớm để cây đón nắng, sau đó che chắn lại khi nắng gắt.

Trồng cây chuông vàng ở nơi đủ sáng để cây phát triển tốt

Sử dụng phân bón hợp lý cho cây

Cây chuông vàng có nhu cầu dinh dưỡng không cao nên chỉ cần bổ sung NPK 2 tháng 1 lần ở năm đầu tiên. 

Khi đã trồng được hơn 1 năm, bạn có thể bón phân duy trì theo mùa vụ (3 tháng/lần). Việc bón phân đúng liều lượng sẽ giúp cây ra hoa nhiều, màu vàng đẹp,…

Hướng dẫn cách chăm sóc cây chuông vàng

Nếu muốn thưởng ngoạn vẻ đẹp rực rỡ của cây chuông vàng lúc ra hoa, bạn cần biết cách chăm sóc cây. Cây Giống 4S sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc cây Chuông Vàng từng giai đoạn sau đây:

Chăm sóc cây non mới trồng

Khi cây còn non và mới trồng, bạn cần che chắn cây cẩn thận để tránh nắng gắt vào mùa khô nóng; tránh gió rét vào mùa đông. Cây cần tưới nước để đủ ẩm nhưng tránh tưới quá nhiều sẽ làm úng bộ rễ.

Bên cạnh đó, vì cây còn non nên chúng ta cần che chắn để tránh cây bị gió ngã và bón phân định kỳ để cây phát triển tốt, ra hoa đều đặn.

Chăm sóc cây chuông vàng lúc ra hoa

Thời điểm cây Chuông Vàng ra hoa nên giảm lượng nước tưới để cây rụng lá và cho lá mới. Nếu bạn chăm sóc đúng cách và đúng quy trình, chỉ năm thứ 2 cây sẽ trổ hoa rực rỡ.

Chuông vàng thường ra hoa vào đầu mùa khô. Khoảng 1 tháng sau khi nở, hoa sẽ bắt đầu rụng. Lúc này, cây cần được tỉa lá già và bón phân để tiếp tục một chu kỳ sinh trưởng và ra hoa mới.

Chống đỡ cây vào mùa mưa bão

Cành cây chuông vàng giòn và dễ gãy nên cần chống đỡ thân cây vào mùa mưa bão.

Cách chăm sóc cây trồng trong chậu

Vẻ đẹp rực rỡ của Cây chuông Vàng khiến cho nhiều người thích mang loài cây này trồng trong chậu. Tuy nhiên, đây không phải là loài cây cảnh thích hợp để trồng trong chậu. Cây chuông vàng nếu trồng trong chậu sẽ rất chậm ra hoa, thậm chí sẽ không thể ra hoa nếu không được chăm sóc đặc biệt. 

Nếu vẫn muốn trồng những chậu hoa chuông vàng, bạn cần bón nước và tưới phân đều đặn, đầy đủ. Nên bổ sung vào chậu chuông vàng phân hoai mục và phân trùn quế bên cạnh phân bón công nghiệp. Cách làm này sẽ giúp tạo môi trường “tự nhiên nhất” cho cây phát triển và ra hoa.

Cách trị sâu bệnh cho cây chuông vàng

Cây Chuông Vàng có đặc tính khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và tỷ lệ sâu bệnh thấp. Tuy nhiên, vào mỗi mùa vụ, bạn cũng nên kiểm tra tình trạng sâu bệnh của cây để can thiệp kịp thời, tránh để cây bị sâu phá gây kém phát triển, chết cây.

Cách nhân giống cây chuông vàng

Cây giống khỏe mạnh đóng vai trò rất quan trọng

Hai cách nhân giống phổ biến đối với cây chuông vàng là giâm cành hoặc gieo hạt. Cụ thể như sau:

Dùng hạt

Nếu muốn nhân giống bằng hạt, bạn nên mua hạt giống cây chuông vàng tại những cơ sở uy tín. Hạt giống sau khi mua về nên ngâm với nước ấm khoảng 12 giờ, sau đó để ráo.

Trước khi gieo hạt, cần chuẩn bị luống đất. Chọn đất trồng cây chuông vàng có độ tơi xốp, màu mỡ. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm mùn để giữ nhiệt và giữ ẩm, kích thích hạt giống nhanh nảy mầm.

Lấy hạt giống đã ngâm và để ráo rắc lên các luống đất, sau đó phủ mùn lên. Nếu chăm sóc tốt, sau khoảng từ 2-3 tuần hạt giống sẽ nảy mầm và mọc lên cây con. Đợi cây con cứng cáp (khoảng 20-30cm) là có thể cho vào bầu để chăm sóc.

Giâm cành

Phương pháp nhân giống cây chuông vàng bằng cách giâm cành được nhiều người ưa chuộng hơn vì dễ làm và khả năng sinh trưởng, phát triển cao. 

Nếu giâm cành, bạn nên chọn mua những cành khỏe, không quá già cũng không quá non. Cành giâm lý tưởng dài khoảng từ 5-8cm. Trước khi giâm cành, nên ngâm cành trong dung dịch IBA trong khoảng 2 giờ để kích rễ.

Sau khi giâm cành xuống đất, bạn nên phủ một lớp mùn lên trên để giữ độ ẩm. Cần che chắn cẩn thận vì những cây con trồng bằng phương pháp giâm cành có rễ còn bám yếu, dễ bị bật gốc.

 

 

Vườn Cây Giống Số 4 chắc chắn sẽ cung cấp cho bà con những cây giống chất lượng cao, khỏe mạnh

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MÃI TỪ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG SỐ 4

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi từ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG SỐ 4