Cây lộc vừng công trình là giống cây rất quen thuộc ở Việt Nam vì được trồng ở sân vườn, chùa, vỉa hè, trường học,…. Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh đẹp của giống cây này trong các công trình qua nội dung dưới đây!
1. Đặc điểm cây Lộc Vừng công trình
Ngoài cái tên thường gọi là cây Lộc Vừng thì bà con thường gọi với những tên khác như cây mưng, Lộc Vừng cảnh,.. Tên tiếng Anh của cây Lộc Vừng là Barringtonia Acutangula và có nguồn gốc từ khu vực ven biển Bắc Úc, Nam Á,…
Sau đây là những đặc điểm hình thái nổi bật của cây Lộc vừng công trình để bạn có thể nhận biết như sau:
Khi trưởng thành, một cây Lộc Vừng sẽ có chiều cao trung bình đạt từ 15 – 20m, thậm chí có thể cao lên tới 30m nếu được chăm sóc tốt.
Cây có đường kính thân cây khá lớn, trung bình khoảng 40 – 60cm và vỏ cây có màu nâu xám.
Khi cây càng lâu năm thì lớp vỏ bên ngoài sẽ càng trở nên xù xì, thường có các vết nứt dọc và mảng bong ra hình chữ nhật.
Đặc biệt, giống cây công trình lâu năm này có đặc tính phân nhánh tốt, càng lớn cây càng phân nhánh nhiều nên thích hợp trồng để tạo bóng mát.
Lá của cây Lộc Vừng có kích thước khá to, bề mặt lá khá nhẵn mịn và khi càng già thì lá sẽ càng có màu xanh đậm.
Lá cây Mưng có thể ăn được và có vị khá đặc biệt, hơi chua, chát khá nên được sử dụng để làm rau ăn kèm hoặc sử dụng trong các món gỏi.
Hoa cây Lộc Vừng có có kích thước khá nhỏ, màu đỏ nổi bật và mọc thành từng chùm dài khoảng 10 – 40cm như chuỗi pháo giấy.
2. Vì sao các công trình lại ưa chuộng trồng lộc vừng?
Một vài lý do cơ bản như sau:
Là giống cây rất dễ trồng và dễ sống, bạn không cần mất nhiều thời gian để chăm sóc mà cây vẫn có thể sinh trưởng tốt.
Cây có đặc tính tỏa nhánh tốt, đặc biệt khi tuổi càng cao thì cành nhánh càng nhiều nên thích hợp trồng để tạo bóng mát cho công trình.
Không chỉ hoa của cây lộc vừng rất đẹp mà mùa thay lá của lộc vừng cũng rất ấn tượng nên được trồng để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Cây lộc vừng có khả năng hỗ trợ điều hòa không khí, giảm ô nhiễm môi trường, từ đó giúp mọi người có bầu không khí mát mẻ, trong lành hơn.
3. Những tiêu chí khi chọn cây lộc vừng công trình đẹp
Để cây lộc vừng công trình sinh trưởng, phát triển tốt, bạn nên chọn những cây đáp ứng được các tiêu chí như sau:
Cây đạt kích thước tiêu chuẩn có thể xuất vườn.
Cây có dáng thẳng, đẹp và khỏe mạnh.
Lá xanh tốt, không có các dấu hiệu bị sâu, bệnh,…
4. Những quy cách trồng cây lộc vừng công trình
Cụ thể, trước khi trồng cây, bạn cần đào hố trồng, chuẩn bị bón lót để đất có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra lại hiện trạng của bầu cây lộc vừng công trình, đảm bảo bầu cây không bị vỡ. Nếu các bầu cây bị bể vỡ thì bạn phải dưỡng tại chỗ hoặc yêu cầu đơn vị cung cấp cây giống thay thế cây khác vì những cây này khi được trồng sẽ rất dễ bị chết.
---
TRUNG TÂM CÂY GIỐNG SỐ 4
Địa chỉ: Ấp 4, Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai
Hotline: 0915 260 759
Vườn Cây Giống Số 4 chắc chắn sẽ cung cấp cho bà con những cây giống chất lượng cao, khỏe mạnh