Nếu bạn đang tìm loại cây cảnh quan trồng trong biệt thự sang chảnh; hay trong các khu đô thị cao cấp thì cây cọ bạc (hay còn gọi là cây Kè Bạc) là gợi ý lý tưởng. Loại cây này sở hữu vẻ đẹp riêng biệt; ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi những chiếc lá xòe tròn như hình quạt. Chiều cao cây ở mức thấp, phù hợp trồng tạo cảnh quan trong những không gian rộng rãi. Kè Bạc có lá màu xanh bạc nên thanh thoát và dịu dàng.
Kè Bạc có tên khoa học là Bismarckia nobilis, thuộc họ nhà Cau và xuất xứ từ Madagascar. Tên gọi khác của Kè Bạc là cây Cọ Bạc. Loài cây này được trồng phổ biến ở Việt Nam, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh miền Nam và miền Tây. Đây là loại cây rất dễ nhận biết, bởi lá cây có kiểu dáng độc đáo, nhìn là nhận ra ngay.
Thân Kè Bạc là loại thân cột và ngắn, chiều cao tối đa của thân chỉ đạt khoảng 3-5m. Vì vậy mà Kè Bạc phù hợp trồng ở những nơi có không gian rộng và thoáng. Các bẹ lá của cây khá dài, đầu bẹ là các lá xòe tròn tạo thành hình quạt đẹp mắt. Cuống lá dài tới 2m, đường kính của lá rộng tới 1m.
Hoa Kè Bạc thuộc nhóm đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng biệt. Nhận biết hoa đực bằng màu nâu đỏ và hình trụ dài. Nhận biết hoa cái bằng màu xanh và hình cầu. Quả có hình cầu, chín sẽ có màu nâu đen và khô dần trên cây.
Kè Bạc là cây lâu năm, tốc độ sinh trưởng khá chậm, cây ưa sáng, chịu hạn tốt. (Trong điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây Kè Bạc thường mọc khá cao, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm.)
Cây Cọ Bạc thuộc giống cây ưa nhiệt, thích ánh sáng. Vì vậy, cây sẽ phát triển tốt nhất nếu được trồng ở khu vực có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đầy đủ. Đồng thời, trong những tháng nóng, cây Cọ Bạc cần được cung cấp nước và bón phân đầy đủ.
Trong số các loại cây cảnh cùng họ, Cọ Bạc là một trong số những loại có thể phát triển trong chậu cảnh nhỏ. Tuy nhiên, với điều kiện chậu nhỏ, cây sẽ không đạt được kích thước như khi trồng ngoài đất rộng.
Hiện nay, cây Kè Bạc được trồng ở nhiều không gian cảnh quan. Loài cây này có nhiều công dụng tốt như:
Làm cây cảnh: Cây Cọ Bạc không chỉ có tán lá đẹp, các bộ phận khác của cây như thân, quả, cành,… đều có những nét đẹp riêng. Đặc biệt, cây có màu lá bạc rất sang trọng. Do đó, cây Cọ Bạc rất được ưa chuộng để làm cây cảnh tại các công trình nội, ngoại thất.
Làm cây bóng mát: Cây Cọ Bạc có thể được trồng riêng lẻ hoặc trồng thành từng cụm. Với thân cây cao lớn, tán lá xòe to, cây Cọ Bạc giúp tạo bóng mát rất tốt. Nếu bạn muốn tạo khoảng xanh mát mẻ cho cảnh quan, Cọ Bạc là loại cây trồng không thể thích hợp hơn.
Thanh lọc không khí: Cây Cọ Bạc có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Trồng cây Cọ Bạc sẽ giúp ngăn chặn khói, bụi, lọc được một số loại khí độc, giúp không gian sống và sinh hoạt trong lành hơn.
Cây Cọ Bạc là một loại cây quý với vẻ đẹp sang trọng, nổi bật. Nếu yêu thích loài cây cảnh quan này, Cây Giống 4S sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây hiệu quả gồm những bước sau:
3.1 Chọn đất trồng
Cây Cọ Bạc là loài cây ưa sáng, khỏe mạnh và phù hợp với nhiều loại đất. Kể cả ở những vùng đất khô hạn, Cọ Bạc vẫn có thể phát triển và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý khi chọn đất trồng cây Cọ Bạc là tránh những vùng đất trũng nước vì cây chịu úng kém.
3.2 Mật độ trồng cây Kè Bạc phù hợp
Khi trưởng thành, lá cây Cọ Bạc xòe rộng với tán lá to tròn. Do đó, mật độ trồng cây tối thiểu khoảng 5m để cây có điều kiện phát triển tốt, tạo dáng cây khi trưởng thành đẹp.
3.3 Kỹ thuật bứng cây và cắt rễ
Bứng cây và cắt rễ là những kỹ thuật cơ bản cần phải biết khi trồng Cọ Bạc. Để bứng cây và cắt rễ đúng kỹ thuật, chúng ta cần sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo các mô ở rễ cây không bị hư, dập.
Sau khi bứng cây lên cần trồng ngay vào trong đất, chậu để cây giữ được sức sống, rễ cây nhanh chóng phục hồi.
3.4 Tưới nước đúng cách cho cây giống Cọ Bạc
Ngay khi bứng cây và trồng vào vị trí mới, bạn nên tưới thật đẫm nước cho cây. Sau đó, để một vài ngày cho đến khi mặt đất khô lại mới bắt đầu tưới nước tiếp, tránh để cây bị úng.
Mật độ tưới nước cho Cọ Bạc có thể duy trì khoảng 3-4 lần/tuần. Nên tưới cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà, tránh tưới nước cho cây lúc trưa nắng. Nếu trồng Cọ Bạc trong chậu thì cần tạo lỗ thoát nước lớn để cây thoát nước tốt.
3.5 Cách bón phân cho cây Cọ Bạc
Sau khi trồng ổn định khoảng 2-3 tháng, chúng ta bắt đầu bón phân điều độ để duy trì dinh dưỡng cần thiết cho cây Cọ Bạc. Bạn có thể kết hợp luân phiên nhiều loại phân bón như: phân NPK, phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế,…
Việc bón phân ngoài giúp duy trì dinh dưỡng còn có tác dụng cấp ẩm thường xuyên cho rễ cây, giúp cây phát triển nhanh chóng hơn.
Phòng ngừa và điều trị sâu bệnh
Các bệnh thường gặp ở cây Cọ Bạc có thể kể đến như: sâu bọ nẹt xanh, sâu cuốn lá, nhện, rầy mềm,… Cây mắc bệnh sẽ ảnh hưởng sức sống, do đó cần thường xuyên kiểm tra xem cây Cọ Bạc có bị sâu bệnh không để điều trị kịp thời.
Các bệnh ở cây Cọ Bạc đều là các bệnh thường gặp ở cây. Bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng phù hợp theo từng loại để điều trị bệnh.
---
TRUNG TÂM CÂY GIỐNG SỐ 4
Địa chỉ: Ấp 4, Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai
Hotline: 0915 260 759
Vườn Cây Giống Số 4 chắc chắn sẽ cung cấp cho bà con những cây giống chất lượng cao, khỏe mạnh