CHUYÊN CUNG CẤP CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP.
CHUYÊN CUNG CẤP CÂY LẤY GỖ, CÂY HOA ĐÔ THỊ, CÂY CÔNG TRÌNH, CÂY CHÀ LÀ.
Hỗ trợ
HOTLINE/ZALO
0915 260 759

Cây Cau Lùn

  •  Danh mục: Cây giống lâm nghiệp
  •  Mã sản phẩm: Đang cập nhật...
  •  Lượt xem: 244
     Tình trạng: Còn hàng
  • Giá bán: Liên hệ
  • Chiều cao cây giống: 15 – 80cm

    Tên khoa học: Areca catechu

    Tên gọi khác: Cây tân lang, cây binh lang

    Giá trị sử dụng: Trồng tạo cảnh quan đẹp mắt; lấy quả và cải thiện không khí

  • Số lượng:
    - +

 

Trên thị trường có nhiều loại cau trồng làm cảnh như: cây cau bẹ trắng, cau sâm banh, cau vua, cau đỏ, cau đuôi chồn,…Trong đó, Cau lùn là loài Cau được yêu thích nhất. Cây Cau lùn giống là cây thuộc họ cau dừa có dáng rất đẹp. Cây thường được trồng làm cảnh ở các công trình nhà ở, công trình ngoại thất sân vườn, trồng trước sảnh của tòa nhà,trồng trong công viên,… Dưới đây là thông tin cụ thể về giống Cau này, mời bà con cùng tham khảo.

 

Đặc điểm cây cau lùn

Cây Cau giống còn được gọi là cây tân lang hoặc cây binh lang. Cây có những đặc điểm để nhận biết như sau:

Đặc điểm hình thái của cây cau lùn

Cây cau lùn có thân cây thẳng, chia thành nhiều đốt. Phần gốc phình to từ dưới lên trên, nhìn giống như chậu hoa. Lá cây xanh mướt, mềm mại nhìn rất mát mắt. Lá kép lông chim, mọc tập trung ở đầu cành, có bẹ lớn ôm thân gọi là mo cau.

Quả cau có hình trứng thuôn hai đầu, màu xanh lục khi non và màu vàng khi chín. Hoa cau có màu trắng và màu xanh, mùi thơm thoang thoảng thanh cao. Từ khi hoa cau trổ buồng đến khi kết rái, buồng cau rũ xuống nhìn vô cùng đẹp mắt. Rễ mọc thành chùm.

cay-cau-lun-giong-ung-dungCây cau lùn có thân cây thẳng, chia thành nhiều đốt

Đặc tính sinh thái của cây cau lùn

Loài cây này có tốc độ tăng trưởng chậm hơn những cây khác nên chiều cao của chúng cũng rất “khiêm tốn” so với các cây cùng họ. Để đạt được chiều cao 2m, cây cần thời gian đến 20 năm. Loài cây này ưa sáng, thích hợp với điều kiện nóng ẩm. Chỉ cần đất không quá khô hạn là cây phát triển tốt.

Ý nghĩa của cây cau lùn trong quan niệm dân gian

Cây Cau lùn là loại cây thường được sử dụng trong việc thờ cúng, những ngày giỗ chạp cũng như các đám hiếu, hỉ,… nó là biểu tượng của sự may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cũng như bày tỏ lòng biết ơn đến người trên.

Ngoài ra, cây Cau lùn còn có thân thẳng, hoa, quả, cành lá sum suê. Nhờ đó, chúng là một trong những loại cây cảnh mang đến phú quý cho gia đình. Những hàng Cau vững chãi sẽ như bức tường che chắn cho ngôi nhà của bạn khỏi những điều không may, xua tan vận khí xấu.

Một ý nghĩa tuyệt vời nữa của việc trồng cây Cau lùn trước nhà là giúp ngăn cản nắng gắt và tạo thêm luồng gió mát đến cho ngôi nhà của bạn, giúp ngôi nhà luôn giữ được sự thông thoáng.

Không khí thoáng đãng sẽ khiến tinh thần con người ta thư giãn hơn. Nhờ đó, làm việc cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn. Lá cây Cau lùn cũng ít rụng nên luôn tạo được dáng vẻ hiên ngang cho ngôi nhà.

Công dụng mà cây cau lùn mang lại

Cây Cau lùn giống được ưa chuộng không chỉ vì những ý nghĩa đặc biệt chúng mang lại bên trên mà còn nhờ công dụng hữu ích chúng mang lại cho cuộc sống sau đây.

Cây cau lùn tạo cảnh quan đẹp mắt

Về giá trị trong thực tế, cây Cau có tán lá xum xuê, thân cây thẳng tạo cảnh quan đẹp mắt, chúng che bớt ánh nắng gia đình chủ nhà không cần đóng cửa hay che chắn quá kỹ. Với vẻ đẹp chúng mang lại, không gian sẽ trở nên ấn tượng và đẹp mắt hơn. Vì vậy đây là một trong những cây công trình rất tốt, nhiều giá trị kinh tế.

Cây Cau lùn tạo cảnh quan đẹp mắt

Ý nghĩa phong thủy của cây cau lùn

Cây cau lùn thân thẳng, lá, hoa, quả sum suê là biểu tượng của sự may mắn, phú quý. Những cây cau được trồng trong các công trình như một hàng rào ngăn cản vận khí xấu. Không khí trong nhà được lưu thông; thoáng khí; giúp gia chủ luôn có tinh thần thoải mái, mọi việc hanh thông.

Kỹ thuật trồng cây cau lùn giống

Nếu bạn đã nắm được hết thông tin về cau lùn nhưng vẫn chưa nắm được kỹ thuật trồng cây thì hãy theo dõi những thông tin dưới đây, chúng sẽ giúp bạn trồng cau lùn hiệu quả.

Tiêu chuẩn chọn cây giống

Muốn ươm được cây cau lùn giống chất lượng, bà con cần chọn buồng trái của những cây cau lùn (100%) dưới 8 năm tuổi., to khỏe và không bị sâu bệnh để lấy trái ươm.

Khi lựa chọn cây giống để trồng, hãy chọn những cây có sức khỏe tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Ngoài ra, bà con nên kiểm tra thân cây giống có đảm bảo mập mạp, lá có tươi xanh hay không trước khi mang đi trồng.

Cây Cau lùn giống mập mạp, lá tươi xanh

Thời vụ trồng cây

Thời điểm trồng Cau lùn phù hợp nhất là vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Ở thời điểm này, đất sẽ đủ ẩm và thời tiết cũng mát mẻ. Điều này rất thuận lợi cho sự phát triển của cây cau con.

Làm đất và đào hố trồng cây

Bạn nên chọn loại đất cát trộn phân chuồng hoai mục để trồng cây cau lùn. Khi chọn vị trí trồng bạn nên tính toán đến cả lúc cây đã phát triển mạnh. Đất trồng cau phải giàu dinh dưỡng, đủ ẩm nhưng không được úng.

Vì thế bạn không nên trồng cau ở nơi thấp trũng. Để trồng loại cây này, bạn nên đào hố hình vuông. Bón lót hố bằng phân chuồng trộn phân hữu cơ và kết hợp bón vôi để phòng sâu bệnh hại rễ.

Phân bón lót cho cây cau lùn

Bà con nên bón lót cho Cau lùn bằng phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp bón vôi để phòng ngừa sâu bệnh. Trong giai đoạn đầu, cây thường dễ bị bệnh vì vậy bà con cần kết hợp bón phân, tưới nước và ngừa sâu bệnh cho cây.

Kỹ thuật trồng cây cau lùn giống

Sau khi đã chuẩn bị hố xong, bà con bắt đầu trồng cây vào hố. Khi trồng, cây cần được đặt thẳng đứng để sau khi trưởng thành cây có dáng đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ và phong thủy.

Khi trồng cây xong, bà con cần tưới nước để đất đủ độ ẩm. Nếu cẩn thận, bà con có thể che thêm lưới che khoảng 1 tuần. Trong quá trình trồng cây Cau lùn giống, bà con có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng lân vi sinh.

Kỹ thuật chăm sóc cây cau lùn

Cây Cau lùn có sức sống tốt, dễ chăm sóc, bà con chỉ cần lưu ý những kỹ thuật chăm sóc cây đơn giản sau đây.

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Người trồng cần lưu ý việc dọn sạch cỏ rác quanh gốc cây. Việc này giúp tránh kiến và bọ làm tổ sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Nếu cây thiếu ánh sáng, bản lả sẽ mỏng, cây yếu dần sẽ rụng lá và chết. Loại cây này có nhu cầu độ ẩm cao nên người trồng cần tưới nước thường xuyên 2 lần mỗi ngày. 

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây

Để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất, bà con cần kiểm tra cây thường xuyên. Thực hiện cắt tỉa cây để bớt cành lá vàng, cành bị sâu bệnh, dinh dưỡng sẽ tập trung vào cành lá con nhiều hơn.

Chế độ bón phân cho cau lùn

Định kỳ cứ 2 tháng 1 lần bạn nên tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20. Việc này giúp cây phát triển khỏe mạnh và có bộ lá xanh tốt. Nếu thiếu nước, thân cây sẽ bị teo lại; còi cọc nhìn rất mất thẩm mỹ.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây cau lùn

Khi mới trồng, cây cau non rất dễ bị bệnh. Việc tưới nước; bón phân; phòng trừ sâu bệnh luôn cần được coi trọng. Các bệnh thường gặp nhất ở loài cây này như: rệp phần ốc vảy, rệp sáp…Trong trường hợp này, bạn cần phun Supracide hoặc Suprathion.

Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản cau

Để thu hoạch quả Cau đúng cách, người trồng sẽ sử dụng kéo sắc cắt cuống Cau. Sau đó, xếp quả Cau vào thùng nhựa, bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo để giữ cho quả Cau tươi màu

 

 

 

Vườn Cây Giống Số 4 chắc chắn sẽ cung cấp cho bà con những cây giống chất lượng cao, khỏe mạnh

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MÃI TỪ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG SỐ 4

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi từ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG SỐ 4