CHUYÊN CUNG CẤP CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP.
CHUYÊN CUNG CẤP CÂY LẤY GỖ, CÂY HOA ĐÔ THỊ, CÂY CÔNG TRÌNH, CÂY CHÀ LÀ.
Hỗ trợ
HOTLINE/ZALO
0915 260 759

Cây Bạch Đàn Giống

  •  Danh mục: Cây giống lâm nghiệp
  •  Mã sản phẩm: Đang cập nhật...
  •  Lượt xem: 204
     Tình trạng: Còn hàng
  • Giá bán: Liên hệ
  • Ngày nay, cây bạch đàn được trồng rộng rãi trên đất nước ta từ đồng bằng đến miền núi với khả năng thích nghi tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loài cây này và những lợi ích mà nó mang lại.

     
  • Số lượng:
    - +

Ngày nay, cây bạch đàn được trồng rộng rãi trên đất nước ta từ đồng bằng đến miền núi với khả năng thích nghi tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loài cây này và những lợi ích mà nó mang lại.

1. Nguồn gốc cây bạch đàn

Tên khoa học của bạch đàn là Eucalyptus, là chi thực vật có hoa, thuộc họ Đào kim nương. Ngày nay, bạch đàn được trồng nhiều tập trung thành rừng ở nước ta với nhiều công dụng trong cuộc sống. 

Bạch đàn (hay còn được biết đến là cây khuynh diệp) lần đầu xuất hiện ở nước ta những năm 1950 ở các tỉnh miền Nam, thuộc loài đại mộc. Trước năm 1975, cây được đặt tên là cây bạc hà vì lá mùi bạc hà của lá.

Cây bạch đàn có hơn 700 loài, được dẫn giống đem về trồng bằng hạt. Một số loài bạch đàn thích hợp với đất đai và khí hậu của Việt Nam được trồng rộng rãi đến ngày nay.

Hơn 700 loài bạch đàn hầu hết có bản địa tại Australia thuộc châu Đại Dương. Ngoài ra, một số nhỏ loài được tìm thấy ở New Guinea, Indonesia, Đài Loan và một số ở vùng viễn bắc Philippines.

Loài cây này được trồng chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ,…

2. Đặc điểm của cây bạch đàn

Tuy rằng bạch đàn có hơn 700 loại khác nhau, ví dụ như: cây bạch đàn trắng, cây bạch đàn đỏ, bạch đàn liễu,… Nhưng đa phần các cây thuộc loài này thường có các đặc điểm chung sau đây để bạn có thể dễ dàng nhận diện:

Thân: Bạch đàn là cây lấy gỗ nên có thân trung bình – lớn, trong vòng 5 -10 năm có thể đạt chiều cao đến 30m. Bao bọc bên ngoài lõi gỗ vàng sẫm là lớp vỏ màu nâu xám, thường bong tróc thành từng mảnh.

Lá: Bạn có thể dễ dàng nhận diện lá bạch đàn qua hình dáng thon dài và cong như lưỡi liềm. Cuống lá ngắn, phiến lá có thể dài đến 18cm và rộng đến 5cm. Hai mặt lá màu xanh đậm hay xanh đốm trắng.

Hoa: Hoa bạch đàn có màu trắng và thường mọc ở nách lá với cuống ngắn.

Quả: Quả bạch đàn nhỏ, có hình chén. Bên trong quả gồm 2 loại hạt: Hạt đen có chức năng sinh sản, hạt nâu không có chức năng sinh sản.

3. Lợi ích tuyệt vời cây bạch đàn mang lại

Bạch đàn có thể sử dụng từ thân đến lá cây để ứng dụng trong xây dựng, sản xuất, y học và đời sống. Do đó, đây được xem là một trong những loài cây công nghiệp chính ở nước ta đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.

Các công dụng mà cây bạch đàn mang lại có thể kể đến như:

3.1 Trồng lấy gỗ

Bạch đàn là một trong những cây lấy gỗ được trồng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay vì giống cây này dễ trồng và không kén đất. 

Bên cạnh đó, bạch đàn có khả năng chịu hạn tốt, nhu cầu dinh dưỡng thấp, lại sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

Sau 5 -7 năm trồng và chăm sóc, bạch đàn có thể dài đến hơn 5m gọi là cừ bạch đàn được sử dụng nhiều trong xây dựng để gia cố móng. Gỗ bạch đàn còn được sử dụng như cột chống giàn giáo, cốp pha nhờ vào độ bền của nó.

Gỗ bạch đàn thích hợp ứng dụng làm nguyên liệu trong ngành chế biến bột giấy hay ván ép. Đối với những cây có tuổi đời lớn, gỗ còn có thể sử dụng để sản xuất các vật dụng nội thất bằng gỗ như bàn, ghế, giường ngủ,…

3.2 Làm tinh dầu bạch đàn

Bạch đàn được sử dụng trong ngành cất và chiết xuất tinh dầu vì trong thân và lá cây có chứa hương thơm nhẹ nhàng. Các loại tinh dầu từ bạch đàn có nhiều ứng dụng trong y học, ngoài ra còn có tác dụng đuổi ruồi muỗi trong nhà.

Ngoài ra, tinh dầu bạch đàn có thể được sử dụng thay thế tinh dầu sả Java trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác.

3.3 Có nhiều ý nghĩa trong y học

Lá bạch đàn và tinh dầu bạch đàn có tính hàn và vị đắng, có thể sử dụng để điều trị nhiều bệnh và được ứng dụng rộng rãi từ y học cổ truyền đến y học hiện đại.

Dùng tinh dầu điều trị bệnh ho: Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn để bôi ngoài da, làm ấm các vùng da như cổ họng, ngực, thái dương để giảm ho. 

Xông hơi bằng lá bạch đàn kết hợp với sả là một bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian.

Dùng tinh dầu làm giảm đau nhức xương khớp: Dùng tinh dầu bạch đàn xoa tại các vùng xương khớp hay bị đau mỏi để giảm các cơn đau khi hoạt động nhiều.

Dùng lá bạch đàn điều trị hôi nách: Lá bạch đàn chứa mùi thơm tự nhiên giúp giảm mùi hôi cơ thể. Giã nát lá bạch đàn chà xát vùng da dưới cánh tay sau khi tắm, hiệu quả vượt trội chỉ sau một tuần.

Tắm lá bạch đàn điều trị bệnh ngứa: Đun nước bằng lá bạch đàn để tắm có thể sát khuẩn ngoài da và làm giảm các bệnh ghẻ ngứa trên da.

---

TRUNG TÂM CÂY GIỐNG SỐ 4

Địa chỉ: Ấp 4, Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai

Hotline: 0915 260 759

 

Vườn Cây Giống Số 4 chắc chắn sẽ cung cấp cho bà con những cây giống chất lượng cao, khỏe mạnh

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MÃI TỪ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG SỐ 4

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi từ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG SỐ 4